Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Phật thành Đạo





Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là Đạo và Đạo là Phật. Ngoài Đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có Đạo để chứng. Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật thành đạo nhỉ?
Với câu hỏi ấy, ta có thể trả lời với những ý nghĩa như sau:
1- Kỷ niệm ngày vị Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ thành Phật
Kỷ niệm Phật thành đạo là kỷ niệm ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa sau những tháng năm dài xuất gia tu tập đã tự mình nỗ lực đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc, từ thô đến tế và đã chứng nhập thể tính chân thực của đạo giải thoát và giác ngộ. Ấy là ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa từ địa vị của một vị Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ bước lên địa vị của Bậc giải thoát và giác ngộ hoàn toàn.
Vì vậy, ngày mồng Tám tháng chạp âm lịch là ngày Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam kỷ niệm ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa thành Phật, chứ không phải kỷ niệm ngày Phật thành Phật. Vì Phật là viên giác, nên không có gì để được hay mất, để thành hay bại và vì Phật là thường tại ở trong tịch diệt, nên không có chủ thể năng chứng và đối tượng để chứng. Chủ thể và đối tượng thường trực phân ly ở nơi thế giới thường nghiệm của nhận thức phàm tục, chứ ở nơi thế giới của tuệ giác thường trực và tròn đầy, thì chủ thể và đối tượng đều sáng trong, rỗng lặng và tịch diệt.
Nên, kỷ niệm ngày Phật thành đạo là kỷ niệm ngày Bồ-tát đạo viên thành Phật đạo của Bồ-tát Tất-đạt-đa.
2- Kỷ niệm ngày vị Bồ-tát viên thành đại nguyện và đại hạnh
Kỷ niệm Phật thành đạo là kỷ niệm ngày mà Bồ-tát Tất-đạt-đa viên thành chất liệu đại nguyện và đại hạnh. Viên thành đại nguyện, vì vô lượng vô số kiếp về trước, từ nơi Bồ-đề tâm, Bồ-tát Tất-đạt-đa đã từng quỳ trước chư Phật quá khứ, phát khởi đại nguyện với đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi.
Với chất liệu đại trí, Bồ-tát đã nỗ lực học hỏi không hề biết mỏi mệt với các bậc thiện hữu tri thức và luôn luôn hết lòng phụng sự các bậc thiện hữu tri thức để được học hỏi, nhằm trau dồi trí tuệ đến chỗ thấy biết chân thực hoàn toàn đối với mọi sự hiện hữu và không hiện hữu, đối với các pháp sinh diệt và không sinh diệt.
Với chất liệu đại bi, Bồ-tát Tất-đạt-đa đã thực tập sự thương yêu và trân quí những gì tốt đẹp vốn có nơi tự thân, vốn có ở nơi mọi người và muôn loài. Bồ-tát đã thực tập sự thương yêu chân thực từ một người cho tới nhiều người, từ một loài cho đến muôn loài thương yêu và bảo vệ ngay cả cỏ cây, hoa lá, núi rừng biển cả và thiên nhiên.
Và viên thành đại hạnh là do từ đại nguyện ấy, Bồ-tát Tất-đạt-đa đã trải qua vô lượng vô số kiếp, tinh cần ngày đêm không biết mỏi mệt để biến đại nguyện trở thành hiện thực của đại hạnh. Nghĩa là nguyện bao nhiêu thì hạnh bấy nhiêu. Đối với Bồ-tát, nguyện và hạnh không hề tách rời nhau, dù chỉ là khoảnh khắc. Vì vậy, đối với Bồ-tát, nguyện là hạnh và hạnh là nguyện. Đối với bản thân, Bồ-tát có bao nhiêu phiền não, thì có bấy nhiêu hạnh và nguyện để đoạn trừ và dứt sạch. Đối với chúng sanh có bao nhiêu loài đang bị khổ đau, thì Bồ-tát có bấy nhiêu hạnh nguyện, phương pháp và hình tướng thích ứng để giúp chúng sanh nhiếp phục và chuyển hóa những nguyên nhân tập khởi khổ đau ấy, khiến cho những tập khởi khổ đau của họ không còn, tâm của họ được an trú vững chãi ở trong sự rỗng lặng của Niết-bàn tuyệt đối. Nguyện đưa tất cả chúng sanh vào ở trong sự rỗng lặng của Niết-bàn tuyệt đối gọi là đại nguyện hay viên thành đại nguyện. Nếu nguyện mà thiếu nội dung ấy, thì không thể gọi là viên thành đại nguyện. Nguyện cho mình thành Phật và nguyện cho hết thảy chúng sanh cũng đều thành Phật, nguyện như vậy gọi là viên thành đại nguyện. Biến đại nguyện ấy trở thành đại hạnh. Hạnh và nguyện ấy không hề rời nhau trong mỗi tâm niệm và trong mọi biểu hiện của mọi động tác, gọi là đại hạnh hay viên thành đại hạnh của Bồ-tát.
Vậy, Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam kỷ niệm Phật thành đạo là kỷ niệm ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa viên thành đại nguyện và đại hạnh ấy của tâm bồ-đề.
3- Kỷ niệm ngày vị Bồ-tát chứng nhập viên mãn Phật tam thân
Phật tam thân gồm: Phật pháp thân, Phật báo thân và Phật ứng hóa thân.
Phật pháp thân, nghĩa là bản thể thanh tịnh, không sinh, không diệt của vạn pháp, là thân của Phật. Thân ấy của Phật siêu việt mọi không gian và mọi thời gian, nên thân ấy đối với mọi không gian và đối với mọi thời gian nó vẫn nghiễm nhiên thường tại.
Phật báo thân, nghĩa là thân thể của Phật là do tu tập giới, định, tuệ và các pháp lục độ, nên đã đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc thuộc về dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Vì vậy, báo thân của Phật là thân viên mãn của các pháp thuộc về phước đức và trí tuệ vô lậu.
Thân ấy cũng là thân thường tại không sinh diệt. Nó không sinh diệt, vì nó là kết quả tựu thành từ các pháp vô lậu. Phật ứng hóa thân, nghĩa là thân thể của Phật sinh khởi từ đại nguyện và đại hạnh để giáo hóa làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Thân ấy biểu hiện qua nhiều hình tướng khác nhau, tùy theo y báo và chánh báo của chúng sanh trong từng thế giới mà Phật biểu hiện thân thể thích ứng theo từng chủng loại để hóa độ. Thân nầy biểu hiện đầy đủ các mặt gồm: Đản sanh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân và Niết-bàn.
Chư Phật trong ba đời và mười phương thế giới, kể từ khi các Ngài phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo, cho đến khi viên thành đại nguyện và đại hạnh, tức là các Ngài đều chứng nhập Phật pháp thân thanh tịnh, viên mãn Phật báo thân và có khả năng biểu hiện muôn ngàn ức thân hay vô lượng thân tướng theo hạnh và nguyện để giáo hóa chúng sanh. Do đó, bất cứ Bồ-tát nào khi thành tựu bậc Toàn giác đều có đầy cả ba thân như vậy.
Nên, Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam kỷ niệm ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa thành Phật, chính là kỷ niệm ngày Bồ-tát thành tựu ba thân ấy vậy.
4- Kỷ niệm ngày ánh sáng Trí tuệ, Từ bi, hòa bình xuất hiện và tỏa chiếu cùng khắp
Ngày thành Phật của Bồ-tát Tất-đạt-đa không những quan trọng đối với Tăng, Ni, Phật tử chúng ta, mà còn quá ư quan trọng đối với tất cả nhân loại và muôn loài.
Tại sao? Vì đối với Tăng, Ni, Phật tử, chúng ta có một bậc Thầy giác ngộ hoàn toàn, một bậc Đạo sư có đầy đủ Trí tuệ, Từ bi và hùng lực để dẫn dắt chúng ta vượt qua biển đời sinh tử để đi đến nơi hạnh phúc tịnh lạc của Niết-bàn tuyệt đối.
Đối với nhân loại, Ngài là một bậc Đạo sư đầy đủ Trí tuệ và Từ bi đã công bố giáo pháp đem lại hòa bình an lạc cho nhân loại. Như ông Ban ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói trong Thông điệp Đại lễ Vesak 2008 như sau: “Hơn hai ngàn năm trăm năm qua, những lời dạy của đức Phật vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng trăm triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hàng năm Đại lễ Vesak là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo pháp của Ngài, đồng thời nêu cao giáo lý Từ bi, Trí tuệ và Hòa bình mà Ngài đã thuyết giảng…”
Như vậy, đối với nhân loại, ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa thành đạo chính là ngày thành tựu đời sống hòa bình, đời sống của trí tuệ và từ bi, đồng thời cũng là ngày công bố giáo lý hòa bình và đời sống ấy cho nhân loại bằng chính con đường mà Bồ-tát Tất-đạt-đa đã chứng nghiệm và giác ngộ hoàn toàn.
5- Kỷ niệm ngày mở ra cách nhìn mới cho nhân loại
Ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa thành Phật ở nơi cõi Ta-bà nầy là mở ra cho nhân loại một cách nhìn mới, một cách tư duy mới, một cách phát ngôn mới, một cách hành động mới, một cách sống mới, một cách nỗ lực mới, một cách ghi nhận mới và một cách trầm tĩnh mới.
Cách nhìn mới là cách nhìn không bị rơi vào những cục bộ phiến diện do sự điều động bởi những nhận thức sai lầm từ một bản ngã phàm tục hay siêu nhiên. Cách nhìn mới ấy, là cách nhìn thấy rõ mọi sự hiện hữu trong sự tương quan duyên khởi. Một sự hiện hữu có mặt trong mọi sự hiện hữu và mọi sự hiện hữu đang dung chứa ở trong một sự hiện hữu. Chúng hiện hữu với nhau trong sự dung thông toàn thể, sống động mà không có bất cứ một cá thể nào có thể tồn tại độc lập. Sự tồn tại của một cá thể độc lập kể cả cá thể siêu nhiên chỉ là những ý niệm điên đảo vọng tưởng, chúng khởi lên từ tâm thức yếu hèn, hay tâm thức đầy cao ngạo và mù quáng.
Tư duy mới là tư duy không thiết lập trên nền tảng hữu ngã mà trên nền tảng của các pháp duyên khởi vô ngã, để chứng nghiệm tự tánh viên thành nơi vạn hữu.
Cách phát ngôn mới là cách phát ngôn không quay về cho bản ngã hay cho bất cứ một cá thể nào mà chỉ nhắm tới hiển thị sự thực làm lợi ích cho toàn thể.
Cách hành động mới không phải là cách hành động nhắm tới lợi ích cho cá nhân mình mà cho tất cả mọi người và muôn loài. Cách hành động ấy có khả năng làm đình chỉ những nguyên nhân sinh khởi khổ đau và là động cơ dẫn sinh mọi đời sống an lạc.
Cách sống mới là cách sống giản dị mà sâu lắng, đơn giản mà thanh cao, không đặt đời sống của mình trong tháp ngà ảo vọng mà đặt đời sống của mình liên hệ đến nhân quả tốt đẹp không phải chỉ đời nầy mà cả nhiều đời về sau; không phải chỉ biết đặt sự liên hệ đời sống của mình trong một phạm trù mà là toàn thể và không đặt sự tồn tại sinh mệnh của chính mình ở trong ngũ dục mà ở trong sự tịch tịnh các dục.
Cách nỗ lực mới là nỗ lực nhìn thấy sự thực của khổ đau mà chuyển hóa những nguyên nhân của nó, chứ không phải nỗ lực tránh né hay khắc phục hậu quả khổ đau; nỗ lực mới là nỗ lực phát huy những tiềm năng tốt đẹp vốn có và nỗ phát huy những tiềm năng ấy đến chỗ toàn hảo; nỗ lực mới là nỗ lực khơi mở và yểm trợ cho những người khác nhận ra được tiềm năng tốt đẹp vốn có của họ và giúp cho họ phát triển tiềm năng ấy đến chỗ toàn hảo, để cho tất cả thế giới đều được sống ở trong thế giới toàn hảo và được bảo chứng bởi những chất liệu toàn hảo mà do chính hành động tốt đẹp của mỗi người tạo ra cho mọi người và mọi người tạo ra cho mỗi người.
Cách ghi nhận mới là cách ghi nhận không lầm lẫn giữa cái nầy với cái kia, giữa tác nhân nầy với tác nhân kia, giữa tác duyên nầy với tác duyên kia, với bản chất nầy với bản chất kia, với hiện tượng nầy với hiện tượng kia… Với cách ghi nhận mới như vậy, chúng có tác dụng tạo ra sự trầm tĩnh sâu lắng cho tâm ta, khiến cho tâm ta càng lúc càng vững chãi, không bị tác động bởi những hấp dẫn của ngũ dục thế gian. Sống ở đâu, lúc nào và tiếp xúc với ai cũng có ý thức sáng trong, tự chủ và tĩnh tại.
Bởi vậy, ngày thành đạo của Bồ-tát Tất-đạt-đa đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới về sự hiểu biết, về hành động, cách phát ngôn… tất cả đều chuyển tải nội dung của trí tuệ và từ bi toàn hảo, đem lại sự an lạc và hòa bình cho những ai, cho những cộng đồng nào biết chấp nhận và sống bằng đời sống có nội dung của chất liệu ấy.
Không có ngày thành đạo của Bồ-tát Tất-đạt-đa, sẽ không có sự kiện chuyển Pháp luân của Ngài ở vườn nai, và ở trên đời nầy không bao giờ có Phật, Pháp, Tăng xuất hiện một cách toàn vẹn đầy đủ cả sự và lý làm chỗ nương tựa an ổn cho chư Thiên và loài người trong biển đời sinh tử.
Vì vậy, kỷ niệm ngày Bồ-tát Tất-đạt-đa thành Phật, Tăng, Ni, Phật tử chúng ta không phải chỉ kỷ niệm suông trên ngôn ngữ, trên những hiểu biết tri thức hay trên những biểu hiện lễ nghi trống rỗng mà phải từ nơi niềm tin chân thực và trái tim bồ-đề của chúng ta. Và chúng ta càng không nên biến ngày ấy trở thành một ngày lễ hội mà phải biết biến ngày ấy là ngày của chánh kiến, chánh trí và chánh giải thoát.
Hãy giải thoát cho nhau thoát khỏi những ràng buộc của tham sân si, cố chấp và tà kiến; hãy mở ra cho nhau những buộc ràng vô lối, những qui ước phàm tục và hãy hiến tặng cho nhau những tự do căn bản và tối thiểu của tâm hồn, để từ đó cùng nhau tu tập bước tới địa vị giác ngộ toàn hảo, đem lại lợi ích cho hết thảy muôn loài.
Chúng ta nỗ lực thực tập và nguyện sống với những gì cao quí của hạnh và nguyện như thế là chúng ta đã làm cho ngày thành đạo của đức Thế Tôn chúng ta hiện hữu một cách sống động và thực tế. Ngày cao quí ấy đã, đang và sẽ đến với chúng ta và chúng ta cũng đã, đang và sẽ đi đến với ngày ấy một cách toàn hảo không phải chỉ thuần túy bằng đức tin mà bằng chính hành động “quên mình giữa tất cả mọi người" của chúng ta.

Thích Thái Hòa
[Tập san Pháp Luân - số 58, tr.22, 2009] 
http://phapluan.com/phat-hoc/24-thanh-dao/1152-phat-thanh-dao

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Nói về Luân hồi - Nguyên Phước



1. Luân hồi (hay tái sinh, samsara) là một khái niệm có từ lâu trước đạo Phật, trong truyền thống Veda, Upanishad. Đức Phật chấp nhận nó, nhưng không coi nó là quan trọng.

2. Luân hồi được dùng trong xã hội Ấn Độ cổ xưa để giải thích sự khổ đau, những bất công trong xã hội (do phân chia thế cấp) và đem lại hy vọng cho một kiếp sau hạnh phúc hơn. Sau này, luân hồi cũng mang lại an ủi và hy vọng đồng thời trấn an những kẻ tham sống sợ chết (như đa số chúng ta), sợ hãi hư vô. Nói chung người ta tin vào luân hồi và tìm đủ mọi cách để biện hộ cho nó... cũng chỉ bởi vì còn ôm chặt cái "ta"! (nếu hiểu rỏ lý duyên khởi thì đâu còn vấn đề gì !)

3. Trước những câu hỏi siêu hình (sau khi chết đi về đâu, vũ trụ, thời gian hữu hạn hay vô hạn, v.v...), Đức Phật giữ im lặng, không trả lời. Đó là những câu hỏi không trả lời được, bất khả tri, bất khả tư nghì.

4. Bàn về luân hồi, về bản thể của vũ trụ, về Chân Như, về tự tánh, Phật tánh, thế giới vô hình, v.v... chẳng mang lại được gì, tất cả chỉ là giả thuyết, giả danh, hí luận, lôi kéo mình xa lìa cuộc sống...

5. Trong khi thực tế là - Đức Phật đã dạy, và chúng ta kiểm nghiệm được mỗi ngày - con người đang khổ đau: 2/3 nhân loại không đủ ăn mặc, chiến tranh, bạo lực gây tang tóc khắp nơi, bất công,tham nhũng lan tràn, tuổi trẻ lạc hướng, đạo đức suy đồi, trái đất bị tàn phá...

6. Đối với tôi, chỉ có một giải pháp duy nhất là áp dụng lời dạy căn bản của Đức Phật; tìm nguồn gốc của khổ đau, phiền não mà diệt chúng, tu tập theo giới, định, huệ, để chuyển hóa tâm mình và phần nào tâm người.

Được cái gì hay cái đó. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, trong cõi Ta Bà này, là sự thật duy nhất mà mình sống và kiểm nghiệm được.

Nguyên Phước

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Bí ẩn đằng sau hai cuốn “Hành trình về Phương Đông”





Vừa qua, cộng đồng mạng bình luận sôi nổi về việc có hai cuốn “Hành trình về Phương Đông” nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau. 
Một cuốn do Nguyên Phong phóng tác và viết lại vào năm 1975 từ tác phẩm gốc “Journey to the East” của Baird T.Spalding, do NXB Adyar (Ấn Độ) ấn hành năm 1924. 
Cuốn sau rất dày do Huy Hoàng mua bản quyền từ “LIFE AND TEACHING OF THE MASTERS OF THE FAR EAST” của Baird T.Spalding, gồm 6 tập, in năm 1986, do Anlebooks dịch, NXB Devorss & Company - Hoa Kỳ ấn hành.
Hai tựa tiếng Anh đã khác nhau, nhưng do sự nhập nhèm của dịch giả Anlebooks mà nhiều người nhầm tưởng bộ ra sau là “toàn tập”, nên cốmua cho trọn bộ. Đến khi cầm lên đọc mới tá hỏa: Cuốn sau chả liên quan gì đến cuốn “Hành trình về Phương Đông” rất nổi tiếng của Nguyên Phong.
Nội dung hoàn toàn khác nhau
Nếu như cuốn “Hành trình về Phương Đông” của Nguyên Phong dẫn dắt người đọc đến với thế giới của những trải nghiệm khoa học về năng lượng, tâm linh, thiền định, chữa bệnh, dưỡng sinh, yoga và các triết lý Phật giáo của các bậc tu sĩ Ấn Độ đắc đạo truyền lại, thì cuốn sau do Anlebooks dịch lại nói về thế giới vô hình, thuyết lượng tử, ý thức nhị nguyên, tập trung về Đức Chúa trời, chúa Jesus và Thượng đế Do cách dịch quá bám sát bản gốc, chưa thoát ý, nên không ít người đọc bị lạc vào mê hồn trận của từ ngữ, rất khó hiểu và gọi cuốn sau là “bản dịch trời ơi”. Trong khi đó, “văn phong cuốn “Hành trình về Phương Đông” do Nguyên Phong dịch dễ hiểu, lôi cuốn, gần gũi, không triết lý cao siêu mặc dù nói rất sâu về khía cạnh tâm linh và tôn giáo”.
Một độc giả am hiểu khác, sau khi biết được có sự nhầm lẫn tai hại này, đã khẳng định: “Tôi từng đọc một số chương trong cuốn “Hành trình về phương Đông” do Nguyên Phong dịch và thậm chí cũng đã đọc nguyên tác bằng tiếng Anh. Và tôi lấy làm lạ khi thấy hai cuốn sách này gần như là khác nhau hoàn toàn, nếu tính đến từng câu chữ, từng chương sách. Thậm chí, tên sách của cuốn “Life and Teachings of the Masters of the Far East” (tạm dịch: Cuộc sống và cácgiáo huấn của các vị thầy miền Viễn Đông) lại đặt đúng như tên sách “Hành trình về phương Đông” mà Nguyên Phong đã đặt hơn 30 năm trước, làm rất nhiều người bối rối và không biết phân biệt làm sao...”.
Khi có người hỏi nhân duyên nào tìm ra tập sách này để dịch và phổ biến như thế, dịch giả Nguyên Phong đã trả lời trên một tờ báo lúc đó : “Tình cờ tôi nhặt được cuốn sách trong thư viện. Cuốn sách cũ quá, nhưng bỗng nhiên tôi không muốn buông ra, bèn mượn cuốn sách này đem về đọc chơi. Nhưng lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã hoàn toàn chinh phục tôi, tôi đọc một mạch, rồi đọc lại. Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho tôi một vùng trời vừa huyền bí, vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của tôi niềm tự hào của nền triết học Đông Phương”.
Vì tác phẩm phóng tác “Hành trình về phương Đông” của tác giả Nguyên Phong quá xuất sắc và khác biệt so với bất kỳ bản gốc nào, nên vào năm 2009, NXB BookSurge Publishing tại New York cùng hai dịch giả Poven Leace và Biện Giang đã liên hệ xin phép Nguyên Phong để dịch ngược sang tiếng Anh với tựa “Journey to the East” với tên Nguyên Phong ở ngoài bìa ở vị trí như một tác giả. Cuốn sách tiếng Anh này đang song song phát hành cùng với tác phẩm “Life and Teaching of The Master of the Far East” của NXB Devorss & Company là NXB mà công ty Huy Hoàng mua bản quyền. Điều này khẳng định là hai cuốn sách này hoàn toàn khác nhau.
Nhân vật bí ẩn lộ diện
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách có số phận khá ly kỳ. Trong phần tái bản mới có ghi: “Xuất bản lần đầu ở Ấn Độ năm 1924, “Hành trình về phương Đông” đã gây tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ngay cả ở Châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, Chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, cuốn sách không còn được tái bản nữa và thất lạc”.
Có người cho rằng, rất có thể, chính Nguyên Phong là tác giả của cuốn sách. Vì một lý do nào đó, ông đã không thừa nhận điều này. Thế nên mới có sự “biến mất” bí ẩn của tác giả, NXB (đóng cửa) và ngay cả nguyên tác cũng không lưu lại ở bất cứ thư viện lớn nào trên thế giới.
Vậy, Nguyên Phong là ai mà độc giả hâm mộ đến như vậy? Một con người cực kỳ khiêm tốn, một học giả của nhiều đầu sách dịch giá trị, nhưng đặc biệt - cái tên Nguyên Phong chỉ là bút danh. Ông là giáo sư John Vũ (tên thật là Vũ Văn Du). Các tác phẩm do ông dịch đã được First News - Trí Việt xuất bản ở VN gồm: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Hoa trôi trên sóng nước”, “Minh triết trong  ời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”…
Khi bức màn bí mật về nhân vật Nguyên Phong được vén lên, thật bất ngờ, đó là một con người kiệt xuất. GS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của ĐH Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...
Ông từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng rất uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn uy tín. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiểu trường đại học lớn trên thế giới.

 http://laodong.com.vn/van-hoa/bi-an-dang-sau-hai-cuon-hanh-trinh-ve-phuong-dong-377636.bld

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Chim Chèo Bẻo - Người Bảo vệ - Vì lẽ phải


Chim Chèo Bèo trong vườn nhà Nhật Trang


Cuộc Xử Kiện Giữa Các Loài Chim
(truyện cổ tích Chăm)

Ngày xưa, thế giới của loài chim cũng được phân chia theo một trật tự từ vua, quan xuống dân. Theo đó, mỗi loài chim chỉ được ăn một loại quả, hạt, hoặc sâu bọ. Trật tự ấy bị đảo lộn khi diều hâu cậy mình to khỏe, có móng vuốt sắc đã phá vỡ luật lệ, ăn thịt các loài chim khác.

Dựa trên đặc tính của các loài chim, tác giả dân gian đã tưởng tượng ra một câu chuyện sinh động về cuộc sống của các loài chim. Chuyện mang tính giáo dục cao.

Có thời, con công được các loài chim cử làm vua. Công cử chim sáo làm lý trưởng đứng đầu từng vùng, cử chim chèo bẻo làm hương kiểm phụ việc cho sáo, và cử loài chim chao chao làm quân lính canh gác.

Công lại phân cho mỗi loài chim chỉ được ăn một loại quả, hạt, hoặc một loài sâu bọ. Các loài chim đều theo lệnh công. Mỗi giống chim đều đi tìm thức ăn của mình được chia để sinh sống.

Chỉ có loài diều hâu là không nghe lệnh vua công.Cậy mình có sức khỏe, có đôi mắt tròn dữ tợn, có cái mỏ quắm và bộ vuốt nhọn, diều hâu cứ đi tìm bắt các loài chim con mới nở hoặc các loài chim yếu sức hơn mình về ăn thịt.

Ðúng vào mùa hoa nở, lá xanh, vợ chồng chim cu đẻ được hai trứng và ấp nở hai con. Rình lúc hai vợ chồng chim cu đi tìm mồi, diều hâu đến quắp hai con chim cu non. Vợ chồng chim cu đuổi theo kịp, thì diều hâu đã ăn thịt xong hai con cu non, máu còn dính mồm dính vuốt.
Vợ chồng chim cu hỏi:
-  Diều hâu! Anh đã ăn thịt con tôi?
Diều hâu đưa chân lên vuốt mỏ, ưỡn ngực trả lời:
- Mày biết đi tìm hạt cỏ, thì tao cũng phải biết đi tìm thịt non chứ?

Liệu sức mình không địch lại được diều hâu độc ác, vợ chồng chim cu tìm đến chim sáo lý trưởng, kiện. Chim sáo tức giận, liền sai chim chèo bẻo hương kiểm đi gọi diều hâu đến hỏi tội:
- Diều hâu? Có phải anh ăn thịt con vợ chồng chim cu không? ? Ngươi thịt con người ta là phạm luật vua?
- Không ăn thì làm sao ta sống được. Diều hâu trịch thượng trả lời. Nó còn xòe lông đập cánh ra oai.
Lý sáo hoảng sợ, biết diều hâu sai nhưng phải xử hòa. Chim cu kiện cũng phải, mà diều hâu nói cũng phải...
Chim cu mất con thì thương con, nhưng diều hâu không ăn được quả, sâu thì phải ăn chim con chứ làm sao được.

Bị lý trưởng sáo xử trái, vợ chồng chim cu tìm đến vua công kêu oan. Hương kiểm chèo bẻo cũng thấy lý trưởng xử bậy, liền bay đến vua công, làm chứng hộ vợ chồng chim cu. Nghe xong chuyện, vua công liền sai chim chèo bẻo đốc quân lính chao chao đi tìm bắt diều hâu.

Chim chèo bẻo về gọi tất cả giống mình, cùng đàn chim bồ chao bay khắp rừng tìm diều hâu. Ðàn chèo bẻo, chao chao bay rợp trời. Vừa bay đàn chim chao chao vừa hò hét. "Bắt trói, bắt trói".
Diều hâu sợ, chui vào bóng cây chạy trốn. Nó bị chèo bẻo và chao chao bắt giải lên vua công.
Lý trưởng sáo đã đến hầu vua công.
Chim chèo bẻo liền mắng lý sáo:
- Làm lý trưởng mà ngu! Chuyện trái vậy mà sao xử hòa?
Diều hâu đã ác lại ranh, thấy "hương kiểm" mắng "lý trưởng" trước mặt "vua" liền nói xen vào:
- Làm làng mà lộn xộn vậy thì đòi tôi đến làm gì? Hương kiểm dám mắng lý trưởng thì lý trưởng dám mắng vua... Vua mà vậy thì tôi không sợ...
Khi diều hâu chưa đến, vua công ra vẻ công bằng. Bây giờ thấy diều hâu ngang tàng, lại có nhiều sức lực, vua sợ xử đúng lẽ phải sẽ lụy đến thân, liền dịu giọng:
- Việc đâu còn đó. Hãy im mà nghe ta nói... Vợ chồng chim cu đi kiện là phải. Lý trưởng xử vậy cũng đúng, mà tội diều hâu cũng... chẳng lớn lao gì. Không ăn ai mà sống được...

Lý trưởng sáo xử đã bậy, vua công xử càng bậy hơn, tức quá,hương kiểm chèo bẻo không chịu được nữa, hỏi ngay vua:
- Nếu diều hâu ăn thịt con vua, con lý trưởng để sống, thì vua và lý trưởng có bảo tội diều hâu chẳng lớn không?
Vua công và lý sáo cứng mồm, nhưng thấy diều hâu đứng bên cạnh mài mỏ mài vuốt, vua công lại nhũn hơn:
-... Mỗi loài được chia một thứ... để ăn. Nhưng diều hâu không ăn được sâu, được quả thì bảo nó ăn thứ gì bây giờ?
Chèo bẻo lại hỏi:- Diều hâu không phải chỉ ăn thịt chim cu non. Nó còn ăn thịt nhiều loài chim khác. Tại sao vua không giết nó chết, để các loài chim khác được sống yên lành.
Vua công, lý sáo lại đuối lý, đứng yên, còn diều hâu thì làm dữ. Nó dựa vào thế yếu của "vua", bắt nạt chèo bẻo:
- Mày là hương kiểm mà dám cãi lại vua, tội mày mới đáng chết!
- Vua ngu, lý trưởng cũng ngu... còn diều hâu thì hung ác. Tao mổ đui hết mắt chúng mày...

Chèo bẻo vừa mắng vừa dắt cả đàn xông vào, diều hâu nhanh nhẹn tránh khỏi. Vua công bị chèo bẻo đá tuột da đầu. Lý sáo cũng bị chèo bẻo mổ rách ngực.

Vì sợ oai diều hâu mà xử bậy, lại bị hương kiểm đánh, vua công vừa bay vừa kêu: "Xấu hổ, xấu hổ".

Lý sáo bị đánh đau kêu toáng lên: "Ðau tao, đau tao".

Còn loài bồ chao thì đồng tình với hương kiểm vừa đuổi theo bọn kia vừa kêu: "Bắt trói, bắt trói"...

Từ đó trở đi, đầu con công bị trọc, và lúc nào nhớ lại chuyện cũ thì ngẩng người lên trời kêu: "Xấu hổ, xấu hổ". Lý sáo bị mổ rách ngực, phải "vá" lại bằng một lớp lông trắng, và mãi đến giờ vẫn chưa quên trận đòn của chèo bẻo, lúc nào cũng kêu "Ðau tao, đau tao".

Còn chim chèo bẻo, vì lẽ phải mà làm, nên dù bé, nhưng đến ngày nay mọi loài chim đều kính nể.

st.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Full Moon




Symbolism 

The sun has been regarded as a focus for worship because it provides heat and light. The moon reflects that light in the night sky. The sun can be thought of as the symbol of the soul, the spiritual self, that pours forth its golden radiance within each of us. The moon then becomes a symbol of matter, of the material world. 

Let us take this symbolism further. The sun symbolises the spiritual source of light and love and power at the heart of the solar system. The moon represents matter. The earth represents imperfection. At any time of the month other than that of the full moon, the earth partially obscures the moon from the light of the sun. The imperfection generates, if you will, an obstruction, symbolically speaking. This is reflective of the human condition for we, in our separative and materially oriented lives, can also obstruct the light from the soul in reaching our personalities. But at the time of the full moon, we have in the heaven portrayed an unimpeded alignment, with the light of the sun flowing directly to the moon, with no obstruction. It therefore symbolises a period on which the sun as symbol of the spirit can most fully reach the moon, symbol of matter. Yet there is more. 

It is pointed out that the moon is not physically ‘in’ the zodiacal signs that are in some traditions emphasised at the time of the full moon as a source of spiritual energy. No, it is not. The sun is. And we must remember that in meditating at the time of the full moon, we are actually focusing on the symbolic relationship between the sun and the moon, and it is the sun that is in the particular zodiacal sign for that time of year. The moon at this time of the month through its fullness is the outer symbol of heavenly right-relationship. Yet is this merely symbolic? 

Meditation at the full moon 

Many believe that symbols can convey living truths. By meditating at the time of the full moon, or during the full moon period, we can be said to be acknowledging this unimpeded relationship in the heavens as a symbol of the potential for unimpeded relationship within ourselves, and between humanity as a whole and sources of light, love and power. It presents us with a time of opportunity, a time in which we can allow spiritual energies to reach human hearts and minds. The meditating individual is part of a network of meditation. In places groups meet as well, strengthening the ‘channel’. It is a conscious and deliberate process, a reorientation of the heart and mind towards sources of spiritual energy and a conscious direction of the energies and impressions received out into the world, using the mind to create thought currents that will carry new ideas into the world of human thought. 

Imagine, if you will, the world at the time of the full moon, with people from around the world sharing in meditation. A massive global intent is manifest in human hearts and minds, an expression of human will to serve in a spiritual sense. Each meditating unit adds to the network, adds to the focus. Like a series of radio telescopes focused on a particular part of the night sky, the worldwide meditation network focuses on the unimpeded relationship between sun and moon, and through that to the opportunity this time presents for unimpeded relationship between the soul and the human heart and mind, between humanity and sources of spiritual light, love and power. 

It is a vast enterprise, unseen by many, like a regular monthly in-breath with the thought-life of humanity being replenished by the flow of spiritual energy, oxygenating it as our breathing oxygenates out blood. As more and more human-beings choose to share in this work, the breathing deepens, the oxygenation grows. Human thought is vitalised, human hearts are instilled with greater life. As a result, human behaviour and relationship can be adjusted to reflect the light, love and spiritual power that can be, and is, drawn into the world. For this we work. The full moon provides us all with an opportunity for spiritual service



http://www.worldservicegroup.com/fmmed.html

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Công nghệ năng lượng hợp hạch lạnh (HHL)



Bức thư lịch sử của tiến sĩ Eugene Mallove (MIT)
trình tổng thống Mỹ Bill Clinton
về công nghệ năng lượng hợp hạch lạnh

Tháng 2, năm 2000

(Phần I)

Lời giới thiệu: 

Bên cạnh Stanley Meyer, tiến sĩ Eugene Mallove (1947-2004) được xem như một vị anh hùng bậc nhất của phong trào Năng lượng Mới toàn cầu. Là tổng biên tập tạp chí(Năng lượng Vô tận) tại Mỹ, ông cũng là giảng viên Khoa Báo chí tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), đào tạo chuyên môn cho các nhà báo tương lai cách làm phóng sự về các khám phá mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Khi hai giáo sư ĐH Utah, Stanley Pons và Martin Fleischmann, trình diễn thành công bộ “năng lượng gần-như-miễn-phí” bằng một loại phản ứng hạt nhân an toàn mới được biết đến được gọi là “hợp hạch lạnh”, Mallove đã nhiệt tình giới thiệu với thế giới về tiềm năng của phát minh này đổi mới toàn bộ nền kinh tế thế giới và nâng mức sinh hoạt của tất cả công dân Trái đất. Dù các tập đoàn xăng dầu đa quốc gia đã nhanh chóng lên phong trào phủ nhận kết quả nghiên cứu của Pons và Fleischmann, trong đó có nhiều động thái tiêu cực như đe dọa các nhà báo dũng cảm nói lên sự thật về công nghệ hợp hạch lạnh, nhưng Mallove không bao giờ bỏ cuộc. Khi, trước sức ép của các tập đoàn xăng dầu, các đài truyền thông đại chúng không dám làm phóng sự khách quan về hợp hạch lạnh suốt thập niên 90, Mallove đã thành lập tạp chí riêng để theo dõi những khám phá khoa học mới trong lĩnh vực năng lượng gần-như-miễn-phí nói chung và hợp hạch lạnh nói riêng.
Mallove được Thượng viện Quốc hội Mỹ mời đến Washington vào ngày 15/03/2004 để trực tiếp trình diễn cho các thượng nghị sĩ hệ thống hợp hạch lạnh của mình, có khả năng phát điện chỉ với chi phí <10% giá điện thời đó. Không may, chỉ một ngày trước đó (14/3/2004), Mallove bị nhóm côn đồ tra tấn và đánh đến chết khi đang sửa nhà của cha mẹ. Lúc đó, Mallove vừa mới xuất viện sau khi mổ đường ruột nên sức khỏe quá yếu để chống cự. Buổi trình diễn công nghệ năng lượng mang tính giải phóng cho nhân loại tại Thượng viện Quốc hội đã không bao giờ xảy ra.

Trước khi qua đời, Mallove đã nhiều lần xuất hiện trên các đài vô tuyến dân lập để khuyến khích nhà nước, khuyến khích giới khoa học, và khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về các dạng năng lượng mới và gần-như-miễn-phí có khả năng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Các dạng năng lượng mới này được gọi chung là Năng lượng Điểm Không hay Năng lượng Chân không. Để tìm hiểu thêm về Năng lượng Mới, xin mời Quý độc giả xem bài thuyết trình “Năng lượng Mới là gì?” và trang Khoa học Năng lượng Mới của chúng tôi.

-- Ts. Brian Ostrowski
Chương trình hợp tác đào tạo ĐH Troy – ĐH Công nghệ Sài Gòn, 
Ngày 14 tháng 4 năm 2015



Tiến sĩ Eugene Mallove (1947-2004)


Thông điệp dưới đây, được soạn bởi Tiến sĩ quá cố Eugene F. Mallove cho Tổng thống William Jefferson Clinton, được yêu cầu trong một cuộc điện thoại đến tạp chí Năng Lượng Vô Hạn vào tháng 2 năm 2000 bởi Văn Phòng Thông Tin của Nhà Trắng. Yêu cầu cho thông điệp này là do Nhà Trắng, nghe theo lời khuyến nghị nhã nhặn của người bạn của chúng ta, Ngài Arthur C. Clarke (tác giả cuốn tiểu thuyết) quá cố, rằng Tổng Thống nên nhận tài liệu này. Thông điệp đã được soạn thảo và trình bày cho Tổng Thống với vài tá tiểu luận từ các nhà tương lai học, kỹ nghệ học và những người khác như Ngài Arthur C. Clarke. Tiến sĩ Mallove sau đó đã gửi một bản sao thông điệp này đến chính quyền Bush.

Sự khai sinh kỳ lạ của kỷ nguyên nhiên liệu nước:
Sự “kỳ diệu” hợp hạch lạnh không hề là sai lầm 
bởi Eugene F. Mallove, Sc.D.* 

BẢN TÓM TẮT
cho Tổng Thống Clinton
 


Bắt đầu vào năm 1989, một nhánh các công nghệ năng lượng mới đã bắt đầu phát triển có tiềm năng cung cấp năng lượng không ô nhiễm với tầm vóc lớn hơn nhiên liệu hóa thạch rất nhiều, sử dụng các dạng hydro từ nước như là nhiên liệu trong các điều kiện xúc tác mới. Các công nghệ này thách thức sự hiểu biết của vật lý học chính thống – một nền vật lý học sai lầm và hạn chế đã được dùng để biện hộ cho việc tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, các nhà máy điện hạt nhân và cái gọi là các chương trình nghiên cứu “năng lượng nhiệt hạch”.  Chính phủ Mỹ đã tiêu tốn ít nhất 15 tỉ đô la vào năng lượng nhiệt hạch mà chưa đạt được “điểm hòa vốn” mà các công nghệ Năng lượng Mới đã đạt được.

Khí hydro như là năng lượng cho các động cơ và pin nhiên liệu đã được thảo luận và trình diễn qua vài thập kỷ. Pin nhiên liệu đang nổi lên trong thị trường thương mại, sử dụng các hợp chất giàu hydro. Những hệ thống này dựa trên các phản ứng hóa học có mật độ năng lượng (năng lượng trên một đơn vị nhiên liệu) rất thấp. Có những vấn đề nghiêm trọng trong việc sản xuất, lưu trữ và vận chuyển khí hydro. Các công nghệ Năng lượng Mới sử dụng hydro bằng một cách thức khác xa, trích xuất được hydro nhiều hơn gấp hàng ngàn đến hàng triệu lần năng lượng hóa học thông thường từ đốt cháy hydro. Vì thế, nước là nhiên liệu! 

Năm 1989, sau 5 năm làm việc và đầu tư 100.000 đô la bằng chính tiền của mình, các giáo sư Stanley Pons và Martin Fleischmann đã tuyên bố phát hành năng lượng quy mô hạt nhân từ một pin điện hóa sử dụng palađi làm vật liệu điện cực âm. Trong pin, hydro nặng được ép đưa vào palađi cho đến khi một dạng phản ứng hạt nhân mới xuất hiện, giải phóng năng lượng có cường độ rất lớn mà không có bức xạ chết người hay các sản phẩm phụ nhiễm phóng xạ sinh ra từ các quá trình năng lượng hạt nhân khác. Tuyên bố Pons-Fleischmann đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận được ghi chép lại trong phần nội dung và tài liệu tham khảo của biên bản ghi nhớ này.


Ban Hội Thẩm Tư Vấn Nghiên Cứu Năng Lượng “Hợp Hạch Lạnh” (Cold Fusion) của Bộ Năng Lượng Hoa kỳ đã được triệu tập theo chỉ thị của Tổng Thống Bush [cha] để xem xét về cuộc tranh luận “hợp hạch lạnh” vào những ngày đầu ban sơ của nó. Ban hội thẩm dựa chủ yếu vào những báo cáo sai lệch từ Viện Công Nghệ California, Harwell (Anh), và Viện Công Nghệ Massachusetts. Các báo cáo từ tất cả ba nguồn đều tiêu cực, và ERAB đã khuyến nghị chống lại bất cứ sự đầu tư nào của chính phủ vào “hợp hạch lạnh”. Điều này đã gây ra những hậu quả sâu xa, làm ngăn trở nghiêm trọng nhưng không chặn đứng được những tiến bộ trong lĩnh vực này. 

Một pin hợp hạch lạnh đang sản xuất nhiệt thừa của Parkhomov

Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, hàng trăm các bài báo khoa học được bình duyệt từ các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đã xác nhận khám phá của Pons-Fleischmann. Nó chỉ là phần nổi của một tảng băng của toàn bộ một lớp các phản ứng hạt nhân—và các phản ứng hydro mới khác—xảy ra trong kim loại có chứa nhiều hydro nặng hay hydro thông thường bằng bất cứ cách nào trong một vài cách thức.  Chúng thường được gọi là Phản Ứng Hạt Nhân Năng Lượng Thấp (LENR: Low-Energy Nuclear Reactions), hay Phản Ứng Hạt Nhân Hỗ Trợ Hóa Học (CANR: Chemically-Assisted Nuclear Reactions). Cũng có một quá trình, được tiên phong bởi công ty BlackLight Power, tạo ra các nguyên tử hydro thay đổi do xúc tác. Điểm chung của những quá trình này là sự giải phóng mãnh liệt các năng lượng quy mô hạt nhân mà không có các bức xạ phá hủy hay các sản phẩm phụ nhiễm phóng xạ. Các lò phản ứng ở quy mô nhỏ, đòi hỏi những thiết bị đơn giản và các nguyên vật liệu thông thường với hydro là nhiên liệu. Sự chuyển hóa nguyên tố của vật liệu điện cực âm kim loại thường được tạo ra. Trong một số trường hợp, khi những vật liệu phóng xạ như uranium và thorium được sử dụng trong các pin, chúng sẽ biến chất một cách nhanh chóng thành những sản phẩm phụ vô hại, không tạo ra những bức xạ độc hại hay phát nổ. Bằng phương pháp này, chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng hiện tại có thể được xử lý và vô hiệu hóa mà không tốn các chi phí chính trị và kinh tế cho việc chôn lấp.  


Nói chung, các công nghệ đang nổi lên cho thấy một tương lai nhiều tươi sáng hơn cho nhân loại. Các công nghệ này không đòi hỏi những nguồn tài nguyên được kiểm soát bởi bất kỳ nhóm nước nhỏ nào. Chúng tập trung, dễ vận chuyển, và dân chủ. Việc hiện thực hóa và phân phối những thiết bị và hệ thống dựa trên những công nghệ này với chi phí thấp sẽ phụ thuộc vào các tài nguyên của một nền kinh tế thị trường và sự dỡ bỏ đối nghịch nội tại từ các nhóm lợi ích trong chính phủ và các ngành công nghiệp Mỹ, bao gồm cả sự ngăn chặn một cách độc quyền những ứng dụng bản quyền “hợp hạch lạnh” của Văn Phòng Bản Quyền Mỹ. Những người phát minh ra các công nghệ này có thể làm giàu, nhưng cuối cùng nhân loại sẽ là người hưởng lợi. Thưa ngài Tổng Thống, ngài bây giờ chỉ cần làm một điều: tuyên bố trước công chúng rằng ngài sẽ điều tra việc này và rồi thực hiện nó.

"Bất kỳ điều gì có thể về mặt lý thuyết, sẽ đạt được trên thực tế - mặc cho những khó khăn về kỹ thuật, nếu nó được mong muốn đủ nhiều." 

                    - Arthur C. Clarke, 

                      Những Chân Dung của Tương Lai  
                      (Profiles of the Future), 1963



Năm 1870, chỉ 5 năm sau cuộc nội chiến thương tàn ở Mỹ, Jules Verne trong tiểu thuyết Hòn Đảo Huyền Bí (The Mysterious Island)đã thách thức độc giả với một dự đoán táo bạo: “Tôi tin rằng một ngày nào đó, nước sẽ được sử dụng như nhiên liệu, rằng hydrogen và oxy, hai thành phần tạo nên nước, được sử dụng đơn lẻ hay kết hợp, sẽ cung cấp một nguồn nhiệt và ánh sáng vô tận với mức độ mà than đá không thể so sánh được... Tôi tin rằng khi các mỏ than cạn kiệt, chúng ta sẽ sưởi ấm mình nhờ năng lượng từ nước. Nước sẽ là “than đá” của tương lai.” Mặc dù Verne đã tiên đoán về những tàu ngầm tiên tiến và những chuyến bay đến Mặt Trăng – thậm chí cả sự cạnh tranh giữa Mĩ và Nga trong cuộc đua đến Mặt Trăng, ông đã dự đoán được những điều mà hơn bất kỳ ai có thể tưởng tượng, ít nhất là cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Ông hóa ra đã còn hơn cả đúng khi tiên đoán về năng lượng của nước. Nước sẽ bắt đầu là nhiên liệu của tương lai, hoàn toàn có thể ngay trong thập kỷ này.  


Có một sự thật không cần bàn cãi đã được các nhà khoa học biết đến khi họ nghiên cứu cách kiểm soát năng lượng nhiệt hạch để tạo ra năng lượng hòa bình: Chỉ trong một kilomet khối nước, tồn tại đủ đồng vị hydro nặng (đơ-te-ri) mà khi kết hợp với nguyên tố Heli ở nhiệt độ hàng triệu độ, sẽ giải phóng ra lượng năng lượng tương ứng với năng lượng khi đốt toàn bộ dầu mỏ mà ta biết trên thế giới. Hành tinh này có ít nhất một tỉ kilomet khối nước; nên không lo bị cạn kiệt nguồn nhiên liệu này. Hoặc là, nhìn vấn đề theo cách này: Trong mỗi một gallon (3.79 lít) của nước bình thường, có đủ hydro nặng để sản xuất lượng năng lượng tương đương với 300 gallon xăng dầu. Dành cho những người lo lắng: Hydro nặng chỉ chiếm có 0.015% của tất cả hydro trong nước thông thường, do đó sẽ không có chuyện khủng hoảng cạn kiệt nước vì năng lượng hợp hạch! Hydro nặng hay đơ-te-ri đơn giản là hydro có chứa thêm một nơtron trong hạt nhân của nó. Nó không phóng xạ và dễ trích xuất từ nước rất rẻ. 


Giá mà chúng ta có cách để lấy được nguồn năng lượng hợp hạch này một cách an toàn và rẻ, thì những vấn đề năng lượng của thế giới xem như xong; hầu hết nếu không nói là tất cả những vấn đề môi trường liên quan đều có cách giải quyết. Nếu chúng ta có thể tìm ra cách giải phóng nguồn năng lượng tổng hợp hạt nhân lợi ích mà không có những bức xạ nguy hiểm này, và trong quy mô nhỏ, hơn là trong những lò phản ứng nhiệt hạch hạt nhân (Tokamak) to như cái sân vận động (những mẫu lò phản ứng khác thường, nhỏ hơn đang được thử nghiệm với chi phí tuyệt vời ở Princeton, MIT, và các nơi khác) thì một cuộc cách mạng thiên niên kỷ về công nghệ năng lượng sẽ nổ ra. Điều đó có nghĩa là một thời đại trong đó chi phí định kỳ để sản xuất năng lượng sẽ đạt đến zero, bởi vì hydro nặng gần như miễn phí. Quy mô của cuộc cách mạng này sẽ còn lớn hơn cả biến động của Mạng Internet ngày nay trên thế giới. Thời đại của “thông tin miễn phí” sẽ có một người bạn đồng hành: thời đại của năng lượng gần-như-miễn-phí! Ngài có thể ngạc nhiên khi biết rằng nguồn năng lượng nói trên đã được khám phá ở Mĩ từ những năm đầu của thập niên 1980, công bố vào năm 1989, và sau đó được xác nhận bởi các nghiên cứu khoa học vững chắc đã được xuất bản – một số từ các phòng thí nghiệm của nhà nước Hoa kỳ.1-7 


Vậy thì tại sao ngài chưa từng nghe về nó? Cuộc cách mạng Năng lượng Mới này, thực sự, đang tiến triển trên thế giới. Nó được gọi là năng lượng "hợp hạch lạnh", nhưng, giống như những cuộc cách mạng khoa học khác của những khám phá vĩ đại, sự khám phá công nghệ non trẻ này có một sự khai sanh rất khó khăn. Chúng tôi hy vọng rằng những độc giả có sức ảnh hưởng sau khi đọc bài viết này sẽ ngăn lại những phê bình trong cộng đồng khoa học đã ác ý và trong một số trường hợp đã cản trở một cách bất hợp pháp lĩnh vực này ở mọi tiến triển của nó. Cho dù là từ ý đồ xấu, sự ghen tỵ, hay hoàn toàn do thông tin sai lệch, những người đối kháng “không biết việc họ làm” đến một trong những hứa hẹn sáng lạng nhất của thời đại chúng ta. Bây giờ là phần còn lại của câu chuyện...


Pons và Fleischmann trong phòng thí nghiệm


Thời điểm đã sẵn sàng
Sau gợi ý kinh ngạc của Verne năm 1870, dầu mỏ từ lòng Trái Đất, chứ không phải nước, đã xuất hiện như là “than của tương lai”. Chúng ta đã bước vào thế kỷ 20 và nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra vì thứ vàng đen này.  Thậm chí Thế Chiến II cũng có những gốc rễ, bắt nguồn phần nào đó từ sự kiểm soát dầu bởi Nhật hay Mĩ. Cuộc Thế Chiến đó được kết thúc bởi vũ khí phân hạch hạt nhân, hệ quả của một khám phá gây nhiều tranh cãi ở châu Âu năm 1938—một khám phá tình cờ và gần như đã bị bỏ quên nếu một vài tư duy cởi mở đã không tập trung vào nó. Phân hạch đã là “hợp hạch lạnh” của những năm 1930, miễn bàn! 


Năm 1988, nhà vật lý học Emilio Segre đã nhận xét về khám phá phân hạch những năm 1930 bởi Hahn, Strassman, và Meitner: "Những bài báo ban đầu của họ là một hỗn hợp của các lỗi sai và chân lý. Những bài báo này khó đọc và phức tạp, giống như hỗn hợp của các sản phẩm phân hạch - kết quả từ những sự bắn phá nơtron – cũng phức tạp. ‘Phức tạp’ và ‘gây nhiều tranh luận’ là hai đặc tính kéo dài của công trình nghiên cứu về uranium trong những năm sau." Trong bài báo đáng chú ý của họ ngày 22 tháng 12 năm 1938 trên tờ Naturwissenschaften tuyên bố về khám phá phân hạch, Hahn và Strassman đã viết, "Như những nhà hóa học hạt nhân làm việc rất gần với lĩnh vực vật lý, chúng ta chưa thể đưa ra cách lý giải những kết quả nghiên cứu nêu trên, vì chúng dường như đi ngược với các trải nghiệm trước đây trong lĩnh vực vật lý hạt nhân." Tuy nhiên phân hạch hạt nhân là có thật. Nó đã trở thành một khám phá làm thay đổi thế giới, tương đối dễ dàng để sao chép lại, nhưng khó khăn hơn để làm thành bom (may mắn thay!). Nó đã kết thúc một cuộc chiến kinh khủng và nó gìn giữ hòa bình giữa các siêu cường quốc đủ dài để chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ ở châu Âu. 


Tuy nhiên khi thế kỷ 20 tiến vào thế kỷ 21, dầu mỏ, than và khí thiên nhiên vẫn là vua. Thảm họa Chernobyl năm 1986 đã giáng một đòn chính trị tàn khốc vào các kế hoạch mở rộng nền kinh tế dựa trên nguồn năng lượng phân hạch hạt nhân nhằm mang lại một số thời gian thay thế cho sự thống trị chuyên quyền của nhiên liệu hóa thạch. Thậm chí trong thời bình, dầu mỏ và các nhiên liệu hóa thạch khác đã có những ảnh hưởng tiêu cực, gây ra chết chóc và hủy diệt—từ những vụ cháy nổ trong vận chuyển, đến những cái chết từ từ do ô nhiễm không khí. Cuối thế kỷ 20, một nhận thức lớn hơn về môi trường đã gia tăng, nhưng thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhiên liệu hóa thạch. Những công nghệ năng lượng tái tạo thông thường, mặc cho tất cả những ưu điểm tốt đẹp của chúng, vẫn còn bị hạn chế và còn nhiều vấn đề để là giải pháp cho những vấn đề năng lượng của thế giới. Hàng triệu người vẫn tiếp tục bị chết mỗi năm từ nhiều căn bệnh khác nhau trực tiếp hay gián tiếp do sự phụ thuộc toàn cầu vào việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu treo lơ lửng trong không khí. Dù là thực hay phán đoán sai, mối đe dọa này cần được xem xét. Rồi ngài sẽ ngày càng thấy rõ hơn, năng lượng hợp hạch lạnh là sự dự phòng hoàn hảo.  


Ví dụ điển hình cho tất cả những gì là sai lầm về Thời Đại Dầu Mỏ xảy ra vào ngày 24 tháng 3 năm 1989 vào lúc 12:04 giờ nửa đêm. Trong vùng biển nguyên sơ Prince William Sound ngoài khơi Alaska, con tàu Exxon Valdez đã bị mắc cạn và tràn 11 triệu gallon (41,6 triệu lít) dầu thô. Thảm họa khủng khiếp và ngu xuẩn đó tượng trưng cho niềm vô vọng cuối cùng của sự phụ thuộc nguy hiểm vào nhiên liệu hóa thạch dưới lòng đất. Trong cái mà cuối cùng có thể được xem như là một trong những sự trùng hợp sâu sắc nhất trong lịch sử, chỉ chưa đầy 12 giờ trước vụ tàu mắc cạn, những giai đoạn mở đầu khó khăn cho thời hiện đại “kỳ diệu” đã xảy ra dưới Núi Wasatch tuyết phủ ở Utah. Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 1989 đã đem lại một chút hy vọng từ một thành phố phát triển gần vùng đất bằng trống của Great Salt Lake. Vào lúc 1:00 giờ chiều tại thành phố Salt Lake, các giáo sư hóa học Martin Fleischmann và Stanley Pons đã đốt cháy tên họ vào trong lịch sử cuộc tìm kiếm năng lượng từ nước. Dù các nhà vật lý chuyên về nhiệt hạch và phân hạch hạt nhân chưa thấu hiểu nguyên lý làm việc của thí nghiệm Pons và Fleischmann, nhưng họ đã tuyên bố đạt được điều xem chừng như không thể:  những phản ứng tạo ra năng lượng tương tự như hợp hạch ở nhiệt độ bình thường — không có bức xạ chết người mà các nhà năng lượng nhiệt hạch đang dự định sử dụng để tạo ra điện từ những lò phản ứng khổng lồ của mình! Fleischmann và Pons, cũng như những người sau đó đã xác nhận kết quả nghiên cứu của họ, đã trở thành một mối đe dọa ngay lập tức cho giới năng lượng nhiệt hạch và giới vật lý học chính thống. Những người dị giáo đã bị xử lý như người ta có thể đoán được. Các nhà vật lý nhiệt hạch và phân hạch đã lập luận như sau: "Bởi vì bạn không chết vì bức xạ như lý thuyết chúng tôi dự đoán từ quá trình của mình, bạn rõ ràng là kẻ thiếu hiểu biết hoặc là gian lận." 


Sự cố tràn dầu nghiêm trọng Exxon-Valdez đã thu hút sự chú ý xứng đáng và sự phản đối kịch liệt của quốc gia, nhưng nó đã không che khuất những tin tức phi thường từ Utah về hợp hạch lạnh – một khái niệm dường như rơi từ trên trời tựa hồ một kẻ ngoài hành tinh xâm nhập ngay thẳng vào tâm hồn công chúng. Tại cuộc họp báo tổ chức ở Đại học Utah, giáo sư hóa học và trưởng khoa Hóa của trường Đại Học Utah, Stanley Pons người Mỹ, và đồng nghiệp người Anh Martin Fleischmann, giáo sư điện hóa tại Đại Học Southampton và ủy viên của Hội Hoàng Gia, Anh Quốc, đã thật sự tiết lộ một phương pháp rất đơn giản để tạo ra các phản ứng hạt nhân sản sinh năng lượng -- có thể hợp hạch -- không phải ở nhiệt độ hàng triệu độ C như mô phỏng các vì sao, mà ở nhiệt độ thường (nhiệt độ phòng) từ một phản ứng trạng thái rắn. 


Vị thần hợp hạch đã nhún vai trong chai cổ năm đó và làm kinh ngạc thế giới. Mùa xuân năm 1989 sẽ còn được nhớ đến lâu như thời gian của một chấn động bất ngờ, khi những tuyên bố lạ lùng của các nhóm nhà nghiên cứu ở Utah và sau đó là trên toàn thế giới đã dẫn dắt một số nhà khoa học, cả những người có tư tưởng cởi mở trong nhiệt hạch (đặc biệt là ở Nhật), xem xét lại cuộc tìm kiếm dài hàng mấy thập kỷ và tốn hàng tỉ đô la để thuần phục phản ứng nhiệt hạch. Cuộc đấu tranh nhằm đem nguồn năng lượng của các vì sao xuống Trái Đất, cũng huyền thoại như Prometheus đã lấy trộm lửa từ các vị thần. Mối quan tâm của cộng đồng khoa học và đông đảo công chúng vào năm 1989 nhất thời được khích động bởi ý tưởng về một loại quá trình hợp hạch mới có thể nhanh chóng dẫn đến con đường để làm cho Thần hợp hạch không nhún vai nữa và sẽ bước ra hoàn toàn khỏi cái chai của ông. Ông ấy giờ đang ra được một nửa rồi và sẽ nhanh chóng bước ra hoàn toàn. 


Sự tê liệt về mô thức và sự xác nhận 


Những sự kiện gây sốt đôi khi làm chúng xem xét khách quan và tạo điều kiện cho mình có một cái nhìn tốt hơn về những gì chúng ta theo đuổi và suy nghĩ lại về những giả định đã ấp ủ. Điều này thường dẫn đến việc xem xét lại sự tận hiến, những khả năng chưa thấy trước, và những hướng đi mới. Cái đánh động thỉnh thoảng vào sự tự mãn hiện tại, nếu nó xảy ra một cách tích cực, là lành mạnh – đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nơi mà sự tập trung căng thẳng vào một chiều hướng đã được thiết lập từ lâu đôi khi khiến các nhà nghiên cứu bị thiển cận. Buồn thay, khi giới khoa học đã tiếp cận vấn đề hợp hạch lạnh, nó thể hiện một sự tàn bạo khác thường trong việc đối xử với những tuyên bố và xác nhận về loại phản ứng này. 


Sự xác nhận về những tuyên bố hợp hạch lạnh đáng chú ý năm 1989 đã không đến một cách dễ dàng. Những nghi ngờ và mơ hồ bất thường (không tránh khỏi bị gọi là "fusion confusion" – “sự lầm lẫn hợp hạch”) đã bao vây một cộng đồng khoa học bế tắc, kinh ngạc, và thậm chí giận dữ. Một loạt các thí nghiệm đã diễn ra sau đó để xác nhận hay bác bỏ những tuyên bố rằng các phản ứng hợp hạch hạt nhân có thể xảy ra trong một thiết bị không phức tạp hơn một ngăn điện hóa bình thường, trong những mảnh kim loại được quyện với khí hydro nặng dưới áp suất, hoặc trong các hệ thống khác. Nhiều biến thể khác của quá trình hợp hạch lạnh đã được khám phá và thậm chí được cấp bằng sáng chế từ năm 1989. Một vài trong số này sử dụng hydro thông thường (nhẹ) trong nước; một số khác hoạt động ở nhiệt độ cao ở dạng khí -- không liên quan gì đến điện hóa; và một số khác nữa sử dụng những màng (phim siêu mỏng) kim loại mỏng có vẻ như định mệnh lấy từ khoa học vật liệu tiên tiến và cơ sở hạ tầng sản xuất của ngành công nghiệp chất bán dẫn. Và, kỳ lạ nhưng lại thật, có thể có cả những ý nghĩa quan trọng cho ngành công nghiệp công nghệ sinh học. Giờ đây, có vẻ, rằng điều mà Fleischmann và Pons đã khám phá vào đầu thập niên 1980 chỉ là phần nổi của tảng băng của một lớp lớn hơn nhiều những hiện tượng quan trọng tuyệt vời liên quan đến sự xúc tác của hydro và các đồng vị của nó. Các nghiên cứu về hợp hạch lạnh gợi ý rằng khoa học sẽ tìm được những cơ chế vật lý đa dạng và lồng ghép lẫn nhau cần thiết để bao quát tất cả chúng. Những tác động của nó vượt lên trên cả khoa học năng lượng, nhưng chỉ bản thân năng lượng thôi cũng đủ là lý do làm nó là một trong những ưu tiên cao nhất của quốc gia: Tất cả những cản trở phải được dỡ bỏ khỏi ngành khoa học và công nghệ này – kể cả sự ngăn trở ở Văn Phòng Bản Quyền Mỹ đến sự can thiệp tiêu cực của các cán bộ Bộ Năng Lượng. Chủ đề này cần được thảo luận một cách cởi mở bởi các công chức. 


Một phần nhỏ của những kết quả khoa học tóm tắt ủng hộ những hiện tượng của năng lượng hợp hạch lạnh được tham khảo ở những trang web này: <http://www.infinite-energy.com> và <http://world.std.com/~mica/cft.html>. Bất kỳ ai chống lại khoa học hợp hạch lạnh nên đọc kỹ về các kết quả nghiên cứu này và, nếu họ chưa được thuyết phục, họ nên thể hiện một sự phản biện từng bước của bằng chứng này. Ý kiến của bất kỳ ai lý luận chống lại bằng chứng khoa học thực nghiệm mà chỉ dựa trên nền tảng lý thuyết nên được bãi bỏ ngay lập tức. Khoa học không tiến lên chỉ bằng việc đo đạc những khám phá mới đối lập với những lý thuyết cũ.  Điều này dường như đã bị quên lãng bởi một số người có nhiều quyền lực và tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực năng lượng – những người đã làm vua của sự vô nghĩa trong chương trình chống lại hợp hạch lạnh của họ. Thực ra, đã có nhiều lý thuyết ủng hộ hợp hạch lạnh.  Nhà vật lý học quá cố đồng đạt giải Nobel với Feynman, Julian Schwinger đã là một nhà lý thuyết hợp hạch lạnh đáng chú ý. Ông cũng đã rất tức giận bởi sự đối xử của Hội Vật Lý Mĩ (APS) với hợp hạch lạnh, đến nỗi ông đã từ bỏ tổ chức đó. 


Tiến sĩ Michael McKubre ở Học viện Stanford Quốc tế (tác giả chính của nghiên cứu hợp hạch lạnh của Viện Nghiên Cứu Năng Lượng Điện (EPRI) năm 1994),8,9 đã kết luận trong báo cáo của mình rằng khám phá của Fleischmann và Pons đã được xác nhận bởi công trình của Stanford. McKubre đã nói rằng: "Tình cờ hay không, trong thí nghiệm đầu tiên mà chúng tôi đã thực hiện, khoảng ba hay bốn tháng sau công bố ban đầu, chúng tôi đã thấy bằng chứng của nhiệt thừa. Sự thành công đã thực sự đã thúc đẩy tôi tò mò tìm hiểu thêm từ lúc đó. Vì tôi đã từng chứng kiến hiệu ứng hợp hạch lạnh bằng chính mắt mình, những tuyên bố từ một vài người rằng điều này là không thể, hay không nhất quán với tất cả những định luật vật lý hạt nhân được biết, những gợi ý này thực sự là không đúng. Không có sự phản đối về mặt lý thuyết nào đối với hợp hạch lạnh. Vấn đề là vì phần lớn các nhà vật lý hạt nhân đã tập trung quá nhiều vào năng lượng nhiệt hạch trước đây, nên họ chưa có đủ kinh nghiệm để nhận xét một cách khách quan về hợp hạch lạnh.” 


Đôi khi, những nhà khoa học chống lại hợp hạch lạnh dường như làm như thế vì thái độ của họ xuất phát từ một "niềm tin tôn giáo" nhiều hơn là kiến thức khoa học của mình. Tôi xin lấy ví dụ lời phát biểu gần như hài hước của nhà khoa học đạt giải Nobel, nhà vật lý lý thuyết Steven Weinberg, người đã tấn công hợp hạch lạnh ngoài lề trong một bài báo mới đây trên tờ New York Review of Books,10 mặc dù ông không đưa ra bằng chứng gì là đã xem xét các dữ liệu thí nghiệm: "Dường như không có bất cứ ngoại lệ gì đối với trật tự tự nhiên này, bất cứ phép màu nào… Bằng chứng cho tất cả những phép màu [trong kinh Thánh] có vẻ như khá yếu so với bằng chứng về hợp hạch lạnh, và tôi không tin vào hợp hạch lạnh." 


Một ví dụ khác về hành vi sai trái nghiêm trọng chống lại khoa học bởi các nhà phê bình, đây là những lời ngu xuẩn của Tiến sĩ Robert L. Park, người đã tuyên bố đại diện cho Hội Vật Lý Mĩ. Trong cuốn sách của ông, Voodoo Science: The Road from Foolishness to Fraud (Khoa học tà thuật: Con đường từ sự ngu xuẩn đến sự lừa dối), Park đã bác bỏ hợp hạch lạnh ngay từ lời nhắc đầu tiên về nó, quy cho nó như "tuyên bố bị mất tín nhiệm về 'hợp hạch lạnh' vài năm trước của Stanley Pons và Martin Fleischmann." Ông nói rằng một "nhóm tín hữu đang suy giảm" tiếp tục tổ chức hội nghị "ở một khu nghỉ dưỡng quốc tế sang trọng nào đó" trong nỗ lực nhằm "làm sống lại" hợp hạch lạnh. Ông hỏi, "Tại sao nhóm nhỏ này tin quá nhiệt thành vào một điều mà cả cộng đồng khoa học còn lại đã từ chối, xem như hoang tưởng những năm trước đây?" Ông phỏng đoán sau đó rằng, "Có lẽ nhiều nhà khoa học đã tìm thấy trong hợp hạch lạnh sự khuây khỏa khỏi nỗi nhàm chán." Ông than phiền rằng Fleischmann và Pons đã không đưa ra được bằng chứng nào về tro hạt nhân Heli trong kết quả của họ trước tháng 6 năm 1989, vậy nên, hợp hạch lạnh là giả dối. Từ ít nhất là năm 1991, Park đã được các nhà khoa học thành viên của Hội Vật Lý Mĩ (APS), như Tiến sĩ Scott Chubb của Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Hải quân (NRL), cho biết về việc phát hiện Heli trong các điện cực âm và trong những dòng khí của các thí nghiệm hợp hạch lạnh. Những thí nghiệm độc lập này đã được công bố ở Mĩ và Nhật trong những tạp chí bình duyệt chuyên ngành. Hoàn toàn không nghi ngờ gì rằng Park biết điều này, tuy nhiên cuốn Voodoo của ông không nói gì đến những dữ liệu này, một sự gian lận nghiêm trọng bởi Park đối với các nhà báo, các lãnh đạo chính phủ, và công chúng nói chung. Thưa Ngài Tổng Thống, đây là mức độ của luận giải không phù hợp mà ngài phải xem thấu suốt qua.


Chuyển dịch bởi: Tiến sĩ Phạm Thùy Dương
(còn tiếp)